Từ lâu, formaldehyde được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những vật dụng có chứa chất này xung quanh bạn. Tuy nhiên, việc thường xuyên tiếp xúc hay hít phải chất này sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Vậy formaldehyde là gì và những tác hại mà nó có thể gây ra cho con người ra sao?
Mục Lục
Formaldehyde là gì?
Formaldehyde (còn được biết đến như là methanol), ở điều kiện bình thường là một chất khí không màu, dễ cháy, có mùi hăng mạnh. Đây là anđehit đơn giản nhất, có công thức hóa học là CH20. Formaldehyde lần đầu tiên được nhà hóa học người Nga Aleksandr Butlerov tổng hợp năm 1859 nhưng chỉ được Hoffman xác định chắc chắn vào năm 1867.
Formaldehyde có thể được tạo ra từ sự cháy không hoàn toàn của các vật liệu chứa carbon. Nó có thể được tìm thấy trong khói của các đám cháy rừng, khí thải ô tô và khói thuốc lá. Trong khí quyển Trái Đất, nó được tạo ra bởi phản ứng của ánh sáng mặt trời và oxy đối với metan và các hydrocacbon khác có trong khí quyển. Một lượng nhỏ chất này được tạo ra như là sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất của phần lớn các sinh vật, trong đó có con người.
Formaldehyde có mặt ở đâu?
Chất hoá học này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
- Một số sản phẩm gỗ được sản xuất như tủ, đồ nội thất, ván ép, ván dăm và sàn gỗ công nghiệp
- Vải ép vĩnh viễn như những loại vải được sử dụng cho rèm cửa và màn hoặc trên đồ nội thất
- Các sản phẩm gia dụng như keo dán, sơn, bột bả, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm và chất tẩy rửa
- Khói từ thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác, bếp gas và lò sưởi lộ thiên
- Khói bụi
- Trong y học: được sử dụng nhiều vì tác dụng diệt vi khuẩn, tiệt trùng, là dung môi bảo vệ các mẫu thí nghiệm,…
Formaldehyde có ảnh hưởng như nào đến sức khoẻ con người?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt formaldehyde vào danh sách các loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người, nguy hiểm hơn là có thể gây ung thư các cơ quan của cơ thể.
Ở mức độ thấp, hít thở chất này có thể gây kích ứng mắt, mũi và cổ họng. Ở mức độ cao hơn, tiếp xúc với formaldehyde có thể gây phát ban trên da, khó thở, thở khò khè và thay đổi chức năng phổi. Trẻ em, người già và những người bị hen suyễn hoặc các vấn đề hô hấp khác có thể nhạy cảm hơn với tác động của chất này.
Đối với phụ nữ có thai, formaldehyde có thể gây sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Chất này đã được chứng minh là có thể gây ung thư nếu được đưa vào trong cơ thể. Formaldehyde được đưa vào cơ thể theo bất kỳ cách nào sẽ được hấp thụ, và sau đó có khả năng tạo ra các tổn thương ở các cơ quan nhu mô.
Chính bởi những tác hại mà nó mang lại, từ lâu formaldehyde là chất cấm không được dùng trong chế biến thực phẩm. Nếu sử dụng thực phẩm chứa formaldehyde trong thời gian nào đó sẽ có nguy cơ rất lớn là nhiễm độc, đặc biệt có thể bị ung thư.
Một số cách phòng ngừa formaldehyde
Vì formaldehyde là thành phần được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp để sản xuất ra nhiều đồ dùng gắn liền với sinh hoạt hàng ngày nên việc phòng ngừa hoàn toàn chất này là bất khả thi. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế ảnh hưởng của nó bằng 3 cách sau:
- Với những sản phẩm có chứa nhiều formaldehyde sẽ có mùi khó chịu của chất này
- Không nên ăn uống quá thường xuyên và lâu dài một loại thực phẩm để tránh sự tích lũy độc chất nào nếu có vào trong cơ thể
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa formaldehyde, nếu có điều kiện nên sử dụng gỗ tự nhiên
Các sản phẩm của Layer Clean nói không với formaldehyde
Sản phẩm tẩy rửa là những sản phẩm mà người tiêu dùng tiếp xúc thường xuyên, đặc biệt, nước rửa chén là sản phẩm chúng ta phải sử dụng hàng ngày, tiếp xúc trực tiếp với da tay. Nếu sử dụng những sản phẩm có formaldehyde, về lâu dài có thể gây hại tới sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình. Hiểu được lo lắng của người tiêu dùng, các sản phẩm Layer Clean trong đó có sản phẩm nước rửa chén hữu cơ đều luôn tuân thủ nguyên tắc không formaldehyde.
Nước rửa chén Layer Clean với thành phần chính từ thiên nhiên như tannin từ trà xanh, amino acid từ rong biển, citric acid từ chanh giúp đánh bay dầu mỡ, sạch mùi thức ăn với hương thơm dịu nhẹ. Ngoài ra, sản phẩm rất an toàn với sức khỏe, dịu nhẹ da tay với chi phí tiết kiệm cho người tiêu dùng.
Một số bài viết khác bạn có thể quan tâm:
Triclosan ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng như thế nào
Dioxane – liều thuốc độc trong hoá mỹ phẩm
Tác hại khôn lường của chất tạo bọt mà bạn sử dụng hàng ngày